Tận dụng lợi thế cạnh dòng sông Bé, từ niềm đam mê nuôi cá, anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc đã tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong nuôi cá heo nước ngọt.
Từ sở thích nuôi cá độc, lạ…
Phát triển nuôi trồng thủy sản đang là hướng đi của nhiều nông dân ở tỉnh miền núi Bình Phước. Tuy nhiên, khác với cách làm truyền thống của nhiều người dân địa phương, kỹ sư ngành điện cơ Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh tiên phong ứng dụng công nghệ cao để nuôi cá heo nước ngọt.
Đáng chú ý, khác với các mô hình truyền thống, đàn cá của anh Quốc được nuôi dưỡng trong những ao được lót bạt HDPE với hệ thống oxy đáy phủ khắp, đảm bảo đàn cá sinh trưởng và phát triển tốt bất chấp biến đổi khí hậu.
Cầm trên tay những con cá heo mập mạp, da căng bóng, anh Quốc cho biết, vốn là người có sở thích nuôi các loại cá độc và lạ, qua tìm hiểu, anh thấy “bén duyên” với loài cá heo nước ngọt. Loại cá này có da trơn, mình hơi xanh bóng, đuôi màu cam, đầu cá có 2 ngạnh véo cong rất nhọn.
Đặc biệt, cá heo nước ngọt cho thịt rất thơm, ngon. Những năm gần đây, nguồn cá tự nhiên dần khan hiếm, trong khi giá trị kinh tế của loài cá này khá cao, khu vực đang sinh sống lại cạnh dòng sông Bé phù hợp với loài cá này, anh quyết định đầu tư nuôi.
Theo anh Quốc, cá heo nước ngọt có đặc tính thích sống ở những khu vực nước chảy, có hàm lượng oxy cao. Tuy nhiên, sông Bé có độ dốc lớn, mùa mưa nước chảy xiết rủi ro cao. Để tận dụng nguồn nước sạch dồi dào từ con sông này, thay vì nuôi cá lồng bè như người dân ở các tỉnh ĐBSCL, anh lại đào ao cạnh sông và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để khắc chế bất lợi của tự nhiên.
“Để nuôi được cá heo thành công, nhất thiết ao nuôi phải có hệ thống sục khí liên tục để cho môi trường trong ao có dòng chảy tự nhiên như ở ngoài giúp cá thích nghi với điều kiện mình mới nuôi. Ngoài ra, để cho cá heo phát triển tốt, nguồn thức ăn phải đảm bảo, lượng đạm phải cao (35 đến 40 độ đạm) và hàng ngày phải quan sát tập tính ăn của cá để có chế độ ăn phù hợp”, anh Quốc chia sẻ.
Ngoài các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, anh Quốc còn tiến hành lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời để ứng dụng vào quá trình vận hành hệ thống sục khí trong nuôi cá heo, giúp tiết kiệm điện năng và tăng thêm hiệu quả kinh tế.
“Cá heo nước ngọt nuôi từ 7 – 8 tháng mới cho thu hoạch. Gần 1 năm nuôi thử nghiệm trên diện tích ao 3.000m2, nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tỷ lệ hao hụt dưới 20%. Hiện loại cá này là đặc sản rất “hot” tại nhà hàng, quán ăn ở các thành phố lớn. Với giá bán từ 450-500 ngàn đồng/kg, có thời điểm giá tăng 800-900 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí vụ vừa rồi tôi có lợi nhuận gần 400 triệu đồng”, anh Quốc phấn khởi.
Hướng đi mới đầy triển vọng
Theo anh Quốc, nuôi cá heo nước ngọt không khó nhưng muốn đạt năng suất cao phải nắm vững kỹ thuật cũng như tập quán sinh sống của cá. Lồng bè phải được đặt những nơi nước sạch và có dòng chảy mạnh. Thức ăn chủ yếu cho cá heo là cá xay nhuyễn hoặc thức ăn viên có kích thước nhỏ. Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi phải thường xuyên thăm bè, vệ sinh khu vực nuôi để phát hiện kịp thời các bệnh trên cá như: xuất huyết, ăn không tiêu… từ đó có những biện pháp chữa trị.
Tuy nhiên, do cá heo có nguồn gốc từ ĐBSCL và chủ yếu sống trong môi trường tự nhiên nên việc tìm con giống rất khó khăn, nên người nuôi chưa chủ động được mùa vụ và số lượng giống thả. Do đó, rất cần ngành thủy sản địa phương nghiên cứu chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo giống cá heo để hướng người dân nuôi trồng mang tính bền vững.
Không chỉ thành công với nuôi cá heo thương phẩm, để tận dụng tối đa mặt nước, tiết kiệm chi phí, anh Quốc thả thêm cá chạch để tận dụng mặt nước và nguồn thức ăn dư thừa để nâng cao thu nhập. Nhờ mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quá trình nuôi cá heo kết hợp cá chạch, cùng những kinh nghiệm vừa làm vừa học hỏi, vừa tích lũy kinh nghiệm của anh Quốc đã mang đến những tín hiệu vui trong việc phát triển mô hình nuôi thủy sản trên vùng núi.
Theo Hội Nông dân xã Lộc Hiệp, với gần 14km tiếp giáp với sông Bé, thời gian qua, nhiều người dân địa phương tận dụng lợi thế này để phát triển thủy sản, trong đó, chủ yếu nuôi cá lăng lồng bè theo phương thức truyền thống.
Mô hình nuôi cá heo nước ngọt kết hợp cá trình theo phương thức công nghệ cao của gia đình anh Quốc là mô hình đầu tiên tại địa phương. Qua theo dõi quá trình cá phát triển cùng với nghiên cứu thị trường loại cá này, Hội thấy mô hình rất triển vọng.
“Thời gian tới, nếu đầu ra ổn định và giá cả giữ ở mức cao như hiện nay, địa phương sẽ vận động bà con nông dân tham gia nuôi cá heo, qua đó giúp người nông dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, do đây là loại vật nuôi mới nên nông dân cần phải nắm vững kỹ thuật, tìm hiểu kỹ các đặc tính của loại cá này để tránh tình trạng thua lỗ do chi phí con giống và thức ăn rất cao”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Hiệp Nguyễn Văn Hà cho biết thêm.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Triều, cán bộ Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Cá heo nước ngọt có màu sắc đẹp, thân mình màu xanh nhạt, đuôi, vây màu đỏ, cá trưởng thành có trọng lượng tối đa 100g/con. Cá cho chất lượng thịt thơm, ngon nên được người dân trong vùng ưa thích với các món ăn rất đặc trưng như: cá heo kho tiêu, cá heo nướng muối ớt… và có thể nuôi làm cá cảnh.
Trong những năm gần đây, nguồn cung cá heo giống tự nhiên giảm sút, trong khi nhu cầu của các nhà hàng tăng cao, việc sinh sản nhân tạo thêm giống cá heo sẽ tạo thêm điều kiện chủ động cho người nuôi cá vùng ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
Phụ kiện nhỏ giọt
Phụ kiện nhỏ giọt
Phụ kiện nhỏ giọt
(WT) Ron cao su khởi thủy (chữ T) 22×18 ly – khởi thủy PE 25
Phụ kiện uPVC
Phụ kiện uPVC
Phụ kiện HDPE Tiền Phong
phụ kiện PP-R
Phụ kiện uPVC
Phụ kiện HDPE Tiền Phong
phụ kiện PP-R
phụ kiện PP-R
phụ kiện PP-R